Giới thiệu về Thánh Địa Thiền Phái Trúc Lâm

Chỉ có ở Khu di tích quốc gia đặc biệt nhà Trần tại Đông Triều mới được gọi là Thánh Địa Phật Giáo Trúc Lâm. 

Am – Ngọa Vân

Ngọa Vân là nơi sơ tổ Phật Giáo Trúc Lâm (tức Phật Hoàng Trần Nhân Tông) tu hành, đắc đạo và viên tịch. Ngài đã chọn lọc và tổng hợp những tinh tuý của các dòng thiền đương đại thời bấy giờ như: Thảo Đường, Vô Ngôn Thông, Tì -ni- đa- lưu-chi và pha trộn một chút Tông Lâm Tế để sáng lập ra dòng thiền phái trúc lâm mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, với tinh thần Hoà Quang Đồng Trần và Phật Tại Tâm. Đó là lí do vì sao hơn một nửa dân Đại Việt bấy giờ tin tưởng và đi theo Đạo Phật. Đó là giai đoạn thịnh trị của Đạo Phật cũng như chùa quán được mở khắp nơi trên toàn đất nước để hoàng dương Phật Pháp mang lại sự lợi lạc cho chúng sinh.

Đệ nhất danh lam cổ tích – Quỳnh Lâm tự

Trong những trung tâm đào tạo lớn của Phật Giáo Trúc Lâm. Bấy giờ, Quỳnh Lâm không đơn thuần là một ngôi chùa thờ Phật mà đã trở thành một tự viện lớn có khu học đường, thư viện... Trường đại học Phật giáo đầu tiên ở nước ta ra đời từ đây. Đồng thời, đây còn là nơi tổ chức các sự kiện Phật giáo lớn như vận động tăng nhân, phật tử trích máu để in 5000 cuốn kính Đại tạng và lưu giữ tại Quỳnh Lâm năm 1319; tổ chức lễ hội nghìn tượng phật. Năm 1325, Pháp Loa lại cho xây dựng 2 tòa tháp để tôn trí xá lợi của vua Trần Nhân Tông, ông còn cho đúc pho tượng Di Lặc cao 1 trượng 6 thước (khoảng 4,8m). Trong công cuộc xây dựng và mở rộng Tự – Viện Quỳnh Lâm, triều đình và quý tộc nhà Trần đã đóng góp nhiều tiền của và sức lực. Riêng thí chủ Tư đồ Văn Huệ vương Trần Quang Triều đã cúng 4.000 quan tiền, nhiều đất đai và gia nô cho nhà chùa. Nhiều quan lại, quý tộc nhà Trần cũng phát tâm công đức tiền bạc, đất đai và gia nô. Dưới thời Trần, Quỳnh Lâm không chỉ là một trung tâm Phật giáo mà còn là một đại danh thắng, nơi các vương hầu, quý tộc nhà Trần thường xuyên lui tới vãn cảnh và lễ Phật. Quỳnh Lâm cũng là nơi lưu giữ nhiều kinh sách quý của Phật giáo. Văn bia ở chùa ghi: “Vào đời Trần Minh Tông (1329), Quỳnh Lâm trở thành “đệ nhất danh lam cổ tích của nước An Nam”. 

Thế kỷ 16-18, cùng với sự phục hồi của Phật giáo, chùa Quỳnh Lâm cũng được phục hưng và tiếp tục giữ vai trò là trung tâm Phật giáo của xứ Đông. Cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18, Thiền sư Chân Nguyên chọn chùa Quỳnh Lâm là nơi khởi xuất việc khôi phục lại dòng thiền Trúc Lâm. Tại đây, ngoài việc cho khắc in lại kinh sách của thiền tông Trúc Lâm, xây chùa, tô tượng, năm 1684 ông đã cho dựng một tòa Cửu Phẩm Liên Hoa theo kiểu mẫu tòa Cửu Phẩm Liên Hoa mà Thiền sư Huyền Quang đã dựng tại chùa Ninh Phúc. Tiếp nối sự nghiệp phục hưng Phật Giáo Trúc Lâm, đệ tử của Ngài Chân Nguyên là Thiền sư Như Hiện đã tiếp tục xây dựng, tôn tạo trung tâm Phật giáo Quỳnh Lâm. Năm 1730, được sự hỗ trợ của triều đình mà trực tiếp là của chúa Trịnh Giang, toàn bộ chùa Quỳnh Lâm đã được xây dựng lại. Trong đợt xây dựng này, triều đình đã huy động tráng đinh của các huyện Đông Triều, Chí Linh và Thuỷ Đường trong nhiều năm để tham gia xây dựng chùa làm cho chùa rất khang trang, rộng lớn.

Chùa Hồ Thiên – nơi đào tạo các vị cao tăng, tiến sĩ Phật học tốt nghiệp xuất sắc tự viện chùa Quỳnh Lâm

Chùa Hồ Thiên nơi đào tạo các vị cao tăng, tiến sĩ Phật học tốt nghiệp xuất sắc tự viện chùa Quỳnh Lâm (tương đương hệ đào tạo sau Đại học Phật học hiện nay). Dưới thời Trần, tổ Pháp Loa cho dựng bảo tháp, xây mật thất làm nơi tu học của các vị tăng sinh. Đến thời Lê Trung Hưng, chùa tháp được xây dựng dưới thời Trần cơ bản đã bị đổ nát. Cùng với các chùa Quỳnh Lâm, Vĩnh Nghiêm, chùa Hồ Thiên được triều đình nhà Lê cho đại trùng tu, tôn tạo vào các năm Vĩnh Thịnh (1705-1719), Vĩnh Khánh (1726-1732), Vĩnh Hựu (1735-1740). Để xây dựng lại chùa có qui mô to lớn như dấu vết hiện còn, triều đình đã huy động sức dân ở năm huyện Giáp Sơn, Thuỷ Đường, Đông Triều, Kim Thành và Thanh Hà. Trong lần đại trùng tu này, các công trình đã được xây mới gồm: Chùa chính, Nhà tăng, Nhà tổ, Vườn tháp và Nhà bia. Ngoài chùa, vườn tháp và nhà bia, Hồ Thiên còn có khu tịnh thất lớn được xây dựng trên núi cao phía sau chùa, trong đó ở vị trí cao nhất là Am Hàm Long. Tương truyền các vị cao tăng tốt nghiệp xuất sắc tự viện Quỳnh Lâm sẽ được chuyển về Hồ Thiên để tiếp tục tu học, mỗi mái đá là nới tu học của một vị.

icon icon icon icon icon

Giỏ hàng

Danh sách so sánh